Phá giá tiền tệ là quá trình cố ý làm giảm giá trị một đồng tiền nào đó. Thông thường chính sách này được chính phủ các nước đưa ra nhằm ngăn chặn việc thị trường tự xác định tỷ giá của đồng tiền đã phát hành bởi nước đó so với đồng tiền mạnh hơn. Một lý do khác của việc phá giá tiền tệ là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội thể hiện sức mạnh hoạt động nền kinh tế nội địa của quốc gia tương ứng.
Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phá giá tiền tệ cũng như các mặt tích cực và tiêu cực của nó đối với đồng tiền đó. Nhà đầu tư cũng sẽ được xem một số ví dụ minh họa về phá giá tiền tệ và liệu chính sách này có thể tác động lên sức mạnh nền kinh tế như thế nào.
Tại một thời điểm nhất định, chính phủ sẽ phải thực hiện một số biện pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm trong nước để đạt lợi thế cạnh tranh rẻ hơn dành cho người mua từ nước ngoài. Tuy nhiên mặt trái của chính sách này là người dân trong nước sẽ phải đối mặt với tình trạng vật giá leo thang chóng mặt. Tình hình này dẫn đến tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Về dài hạn, chính sách này được đánh giá là sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nói cách khác, chính sách phá giá có thể được nhận định như một chiến lược ngoại thương được kiểm chứng là phương pháp hiệu quả nhằm lấy lại sự cân bằng cho nền kinh tế trong những thời kỳ khủng hoảng như cuộc đại suy thoái năm 1929. Ngày nay, chính sách này chủ yếu được các quốc gia có nền kinh tế mới nổi áp dụng vì thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các sản phẩm có giá rẻ hơn mà một nền kinh tế đã phát triển lâu đời không thể cung cấp. Tuy vậy, người dân trong nước đó phải đối mặt với việc giá cả tăng cao trong khi thu nhập lại thấp hơn đồng nghĩa cuộc sống khó khăn hơn.
Giả sử bạn có thể mua 1 đô la Mỹ với 1 Balboa Panama. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Panama có thể quyết định thay đổi tỷ giá hối đoái với chính sách phá giá đến 50%. Đối với người tiêu dùng, điều này đồng nghĩa 1 đô la Mỹ sẽ đổi được 2 Balboa Panama.
Để hiểu rõ các ưu điểm và nhược điểm của phá giá tiền tệ, ta cần xác định những ai là người hưởng lợi và những ai chịu thiệt với chính sách này. Một mặt, các công ty trong nước và nước ngoài có thể hưởng lợi từ chính sách phá giá. Nhưng mặt khác, chính sách này có thể khiến người dân trong nước hứng chịu hậu quả tương đối tiêu cực:
Nâng giá tiền tệ là quá trình đảo ngược chính sách phá giá. Có nghĩa là chính phủ quyết định thay đổi tỷ giá cố định để làm cho giá trị đồng tiền nước mình được nâng lên so với một đồng tiền mạnh khác. Chính sách nâng giá tiền tệ sẽ khiến giá sản phẩm trở nên đắt đỏ đối với cả người tiêu dùng nước ngoài lẫn cư dân nội địa.
Chiến tranh tiền tệ được một số quốc gia sử dụng nhằm thao túng giá trị đồng tiền nước mình đối ứng với đồng tiền của một quốc gia khác. Các chuyên gia tin rằng phương pháp này có khả năng thúc đẩy động lực giao dịch tiền tệ và chắc chắn sẽ dẫn đến phá giá ở một quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái tăng giảm bất ổn khiến nền kinh tế cả hai nước bị suy yếu.
Một số quốc gia bị cho là sử dụng chính sách này để thúc đẩy hoạt động kinh tế nội địa nhưng lại mang đến tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế cho một số nước khác. Tuy nhiên, chưa có cuộc chiến tranh tiền tệ quy mô lớn nào.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.