Để hiểu khái niệm chính sách tài khóa ta chỉ cần tưởng tượng cơ sở hạ tầng tài chính được chính phủ đặt nền móng giúp dòng chảy kinh tế duy trì hoạt động. Nói cách khác, chính sách tài khóa là quy trình chính phủ hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục vận hành một cách trơn tru. Hẳn hầu hết nhà đầu tư đều đã hiểu thuế là một trong những thành phần chính (mọi người đều phải đóng) của chính sách tài khóa, và ngoài ra ta cũng nên đánh giá một số yếu tố khác trên điều kiện thực tế kết hợp mọi động thái lập pháp của chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong bài viết lần này, nhà đầu tư được tìm hiểu chính sách tài khóa là gì và chính sách có thể được chính phủ thực hiện như thế nào. Ta cũng phân tích một số thành tố cốt lõi cũng như các điểm khác biệt của chính sách tài khóa so với chính sách tiền tệ.
Cốt lõi của chính sách tài khóa là quy trình lập pháp hoặc các kế hoạch được chính phủ triển khai để điều chỉnh hay thúc đẩy nền kinh tế tăng trước. Nhiệm vụ chủ yếu là đạt đến tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng phát triển mạnh thông qua gói công cụ tài khóa bao gồm thuế và nghị định. Ý tưởng chính sách tài khóa được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes có tầm ảnh hưởng lên nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác như tăng trưởng, lạm phát, cung cầu, tỷ lệ có việc làm cùng một số tiêu chuẩn quan trọng.
Mục tiêu của chính sách tài khóa không chỉ là để thúc đẩy nền kinh tế mà còn ngăn chặn những diễn tiến tiêu cực (ví dụ như suy thoái hay tăng trưởng mất kiểm soát). Đây là chính sách nhằm tối ưu hóa và ổn định kinh tế. Chính sách còn giúp giữ các chu kỳ kinh tế được vận hành tốt đẹp đồng thời tăng trưởng thị trường tài chính.
Chính phủ có hai công cụ cơ bản giúp đạt được các mục tiêu chính sách tài khóa quan trọng. Hai công cụ đó gồm:
Chính phủ càng chi nhiều thì cơ hội đổ nhiều tiền mặt trở lại nền kinh tế của đất nước càng cao. Kết quả là gia tăng nhu cầu mua hàng hóa sản xuất và cung cấp bởi các khu vực kinh tế tư nhân và khối dịch vụ.
Để điều hành nền kinh tế một cách hợp lý, chính phủ có hai chính sách chủ đạo. Đó chính là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Dù thoạt nghe có vẻ giống nhau nhưng có một số khác biệt quan trọng giữa hai chính sách này:
Mặc dù sử dụng các biện pháp khác nhau nhưng cả hai chính sách đều theo đuổi một mục tiêu duy nhất là duy trì sự vận hành trơn tru cũng như phát triển nền kinh tế.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.