Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Tìm hiểu giao dịch với mô hình Harmonic dành cho nhà đầu tư mới

Các mô hình Harmonic tạo thành một loại mẫu hình phức tạp trên biểu đồ giao dịch. Chúng sử dụng các mức Fibonacci cùng với phân tích hình học theo hành động giá. Được đặt theo tên người sáng tạo nên, chiến thuật giao dịch Harmonic được giới thiệu lần đầu vào năm 1932. Ngài Harold McKinley Gartley đã xây dựng một mô hình mới được miêu tả kỹ hơn trong một trong những cuốn sách nổi tiếng của ông về giao dịch chứng khoán.

None

Mục đích chính để sử dụng công cụ kỹ thuật nâng cao này là khả năng xác định PRZ (vùng đảo chiều tiềm năng) với xác suất cao giúp giảm thiểu rủi ro thua lỗ và cuối cùng vào tốt lệnh giao dịch. Như ta đã nêu ở trên, chiến lược này dựa trên các thông số và mẫu hình Fibonacci để xác định điểm giá tiềm năng có thể xảy ra cú ngoặt giá (đảo chiều).

Tại sao giao dịch theo mẫu hình Harmonic lại quan trọng?

Lý do chính để sử dụng các mô hình bình ổn giá (harmonic) là cơ hội để thấy trước cú đảo chiều của giá cả. Các mẫu hình này giúp dự đoán chuyển động của giá nhờ sự khác biệt về độ lớn, độ dài và các thông số quan trọng khác mà các nhà giao dịch theo ngày thường sử dụng để đưa ra dự báo chính xác. Chiến thuật giao dịch theo harmonic áp dụng cho các loại tài sản khác nhau bao gồm cổ phiếu, cặp tiền tệ, quyền chọn nhị phân (options), v.v...

Hơn nữa, các mô hình harmonic đã được thực tiễn chứng minh là một công cụ kỹ thuật rất chính xác khi xác định sự đảo chiều của giá. Điều này là nhờ khả năng định vị và phân tích các biến động giá một cách chi tiết nhất của nhóm mẫu hình này.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Một số phân loại và dạng hình của nhóm mô hình harmonic

Nhà giao dịch có thể bắt gặp nhiều loại mẫu hình harmonic khác nhau. Một số trong số đó đã chứng minh được hiệu quả trong khi số khác không đảm bảo việc theo dõi giá chính xác. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đào sâu xem xét một số loại chính thường được các nhà giao dịch ở mọi cấp độ áp dụng. Mỗi kiểu hình trong số này đã vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thị trường qua thời gian.

Nhóm mô hình harmonic: The Gartley

Được đặt theo tên người phát minh ra nó và được xuất bản trong một trong những cuốn sách của ông, kiểu hình mẫu này dựa trên các mức hồi quy Fibonacci. Nhóm này chủ yếu đề cập đến bên tăng giá thường báo hiệu rằng các sóng điều chỉnh sắp kết thúc, tiếp theo biểu đồ giá sẽ di chuyển lên trên.

None

Nhóm mô hình harmonic: con bướm

Mẫu này hoạt động theo một cách thức khác nếu đem so sánh với mẫu trước đó. Mẫu hình cũng có điểm D. Tuy nhiên, nó vượt ra ngoài điểm X. Kết quả là ta thực sự quan sát được một ví dụ sinh động về cách mô hình giảm giá có thể phá thủng xuống dưới các con số giá cả thị trường.

None

Hãy bảo đảm rằng bạn có sự xác nhận về việc giá giảm trước khi tham gia giao dịch. Đặt mức dừng lỗ bên trên (không quá xa) cũng sẽ là một giải pháp không tồi.

Nhóm mô hình harmonic: con dơi

Nhà giao dịch không nên bị đánh lừa bởi hình thức bên ngoài của mô hình harmonic này. Cấu trúc của nó tương tự như những gì chúng ta đã thấy trong mô hình Gartley. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đo lường là khác nhau.

None

Nhóm mô hình harmonic: con cua

Hầu hết các nhà giao dịch đều coi mô hình này là một trong những mô hình chuẩn mực và chính xác nhất. Mô hình này không ngại việc các số liệu Fibonacci chỉ ra sự gần nhau khi xác định cú đảo chiều. Một lần nữa ta có thể quan sát thấy mô hình cua tương tự như cấu trúc mô hình bướm. Nhưng các phép đo lường là hoàn toàn khác nhau.

None

Ưu và nhược điểm của giao dịch theo mô hình harmonic

Mặc dù các mô hình giao dịch harmonic có thể rất chuẩn xác bất cứ khi nào bạn cần dự báo biến động giá cả, nhưng chúng không hoàn hảo 100%. Hơn nữa, đôi khi các mô hình trên có thể gây hiểu nhầm nếu bạn không biết cách đọc hiểu chúng. Mặt khác, những mẫu hình này chắc chắn cũng có một số ưu điểm quan trọng.

Ưu điểm của giao dịch theo mô hình harmonic:

  1. Giúp thực hiện cắt lỗ và các dự báo thị trường từ sớm.
  2. Mức độ chính xác cao.
  3. Các quy tắc giao dịch được tiêu chuẩn hóa khi được sử dụng với các tỷ lệ Fibonacci.
  4. Thích hợp với mọi khung thời gian hay tài sản giao dịch.
  5. Có thể được sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật, chiến lược hoặc lý thuyết khác.

Nhược điểm giao dịch mô hình harmonic:

  1. Không tốt cho người mới bắt đầu, hơi khó tìm hiểu.
  2. Khó đọc mẫu một cách chính xác để cắt nghĩa mẫu hình.
  3. Có thể phản tác dụng với các mức hồi quy Fibonacci.

Khi được sử dụng một cách khôn ngoan, các mô hình harmonic có khả năng rất hữu ích để xác định biến động và cú đảo chiều giá. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần đảm bảo nắm chắc trong tay tín hiệu xác nhận thị trường cũng như các điểm dừng lỗ nằm cách đó một vùng giá không xa để giảm thiểu rủi ro.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào với các tài sản tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro trong ngành.