Một khi tham gia thị trường tài chính đòi hỏi nhà đầu tư phải xem xét nhiều loại thước đo hiệu quả then chốt. Tỷ suất hoàn vốn (ROI) chính là một trong số đó. Công cụ đo lường này rất thường được sử dụng khi nhà giao dịch cần tính toán cơ hội thu được lợi nhuận nhanh chóng và tích cực từ khoản đầu tư của mình. Nói cách khác số liệu tính toán giúp bạn có thể so sánh lợi nhuận tiềm năng hoặc rủi ro thua lỗ dựa trên chi phí đầu tư ban đầu.
Một lợi thế khác các số liệu mang lại là thực tế là nó có thể được sử dụng để đo lường lợi nhuận thu về liên quan đến một khoản đầu tư độc lập hay nhiều khoản đầu tư. Bên cạnh đó, số liệu giúp thể hiện rõ mức độ tiềm năng của các phương án đầu tư khác nhau, so sánh và đối chiếu chúng, để cuối cùng chọn ra phương án có điểm ROI cao nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ ra cách thực hiện các phép tính toán cần thiết và đánh giá lợi nhuận tiềm năng của bạn.
Trước khi tìm hiểu cách tính ROI, chúng ta cần giải thích thuật ngữ này để quý nhà giao dịch dễ dàng hiểu được cách thức hoạt động thực sự của công cụ đo lường. Hãy cùng đào sâu phân tích hai khía cạnh chính của các chỉ số đo lường này:
Một con số dương khi tính toán kết quả ROI có nghĩa lợi nhuận ròng là màu đen (tổng doanh thu lớn hơn chi phí). Đồng nghĩa đây chính là một phi vụ đầu tư rất lợi nhuận tiềm năng, vì tổng lợi nhuận nhiều khả năng vượt quá chi phí ban đầu đổ vào cổ phiếu hay một tài sản giao dịch khác nào đó.
Còn số âm thì lại đồng nghĩa là lợi nhuận ròng màu đỏ (chi phí lớn hơn lợi nhuận). Nói cách khác, vụ đầu tư này có thể là một khoản lỗ tiềm ẩn vì chi phí ban đầu cao hơn tổng doanh thu.
Để tính toán các số liệu chính xác nhất có thể, chúng ta cần tính đến cả tổng chi phí và doanh thu. Đây chính là lúc phép so sánh táo - táo (so sánh cùng đối tượng) phát huy hiệu quả khi xác định lựa chọn tốt nhất giữa hai hay nhiều lựa chọn đầu tư hứa hẹn nhất.
Để tính toán ROI, bạn có thể chọn một trong hai phương pháp sau đây:
Giờ đây khi bạn đã biết cách tính tỷ suất hoàn vốn của mình, chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn những lợi thế và bất lợi tiềm tàng của ROI đối với nhà giao dịch. Mặt khác, các chỉ số đo lường này rất đơn giản để tính toán và áp dụng khi tiến hành sàng lọc ra loại tài sản tối ưu để giao dịch hay đầu tư. Ngoài ra cũng cần phải tính đến các thông số khác như khung thời gian, thời lượng nắm giữ tài sản, v.v...
Ưu điểm đầu tiên và quan trọng nhất chính là thực tế rằng số liệu này khá dễ để tính toán. Trong mục bên trên, chúng ta đã nắm được hai cách chủ yếu để thực hiện việc tính toán . Bên cạnh đó, số liệu ROI không khó hiểu như bạn nghĩ lúc đầu. Điều này đồng nghĩa nhà giao dịch có thể sử dụng nó như một công cụ phổ quát để đo lường lợi nhuận của tài sản đầu tư. Hơn nữa, bạn gần như không thể hiểu sai số liệu ROI vì các phép tính toán rất rõ ràng đơn giản.
Dù khá đơn giản trong việc tính toán ROI, nhà giao dịch vẫn có thể gặp phải một số trở ngại, đặc biệt là về lâu về dài.
Mặt khác, nhà giao dịch và nhà đầu tư có được công cụ đo lường số liệu đơn giản và dễ tính toán giúp xác định khả năng sinh lời tiềm năng. Tuy vậy, công cụ cũng đi kèm một số hạn chế và khía cạnh cần xem xét. ROI không tính đến thời gian nắm giữ tài sản đầu tư cũng như không thể điều chỉnh rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên tỷ suất hoàn vốn vẫn là số liệu d0o lường cơ bản có thể được áp dụng để xác định thứ hạng đầu tư cũng như so sánh và đối chiếu nhiều lựa chọn đầu tư khác nhau. Dù vậy ROI không phải là công cụ duy nhất mà mọi nhà giao dịch có khả năng xem xét để lập chiến lược. Cùng đọc thêm về xác định khối lượng vị thế giao dịch forex đúng cách.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.